Ấn Độ "liên thủ" với Việt - Nhật thách thức sự thống trị của Trung Quốc ở Nam Á

Trong một chiến lược ngoại giao đã được hiệu chỉnh để tạo ra một vòng cung mới các đồng minh quan trọng, Ấn Độ đã lên kế hoạc để "trải thảm đỏ" đón các nhà lãnh đạo từ các nước Đông Á, mục đích của chính sách đó cũng là nhằm vào cái đích là nhằm cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.



Ấn Độ đã quyết định chào đón các nhà lãnh đạo có lập trường cứng rắn với Trung Quốc và lập trường đó không có khả năng giảm xuống với Bắc Kinh. Mặc dù hai nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc đã có các chuyến thăm trao đổi lẫn nhau trong năm nay, căng thẳng giữa hai quốc gia này vẫn là chủ đề chính trong các chương trình nghị sự.

Các nước phía Nam vẫn còn phẫn nộ với các nỗ lực thống trị và kiểm soát ranh giới phía Nam của Trung Quốc, Trung Quốc thường xuyên gay nên những hành động thô bạo tại đây.

Trong khi các quan chức vẫn tiếp tục cho biết rằng các chuyến thăm sắp tới của một số nhà lãnh đạo Đông Á chính là một phần trong sự tham gia của Ấn Độ với Đông Á và chính sách hướng Đông của mình, nhưng thời gian và tần số của các chuyến ngoại giao này cho thấy một thông điệp rõ ràng nhằm gửi đến Bắc Kinh rằng Ấn Độ có một vòng cung bè bạn cùng chung chiến lược và mục tiêu trong khu vực Đông Á.

Vì vậy, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn muốn được là một chính khách đến Cộng hòa Ấn Độ trong năm 2014, thì New Delhi sẽ "trải thảm đỏ" để đón Nhật hoàng Akihito và vợ Michiko thăm Ấn Độ vào cuối tháng này.

Ngoại trưởng hai nước đã gặp nhau ngày 12 tháng 11 bên lề Hội nghị Á - Âu (ASEM) tại New Delhi.

Trong khi đó hai nước đã có kế hoạch thực hiện một cuộc tập trận chung giữa lực lượng phòng thủ biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ vào cuối năm nay.

Kế hoạch này cũng được đề ra cùng với việc Ấn Độ muốn mua thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản. Đây là loại máy bay phản lực cánh quạt bốn động cơ, được sử dụng cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

Hai nước cũng sẽ đẩy mạnh kế hoạch của một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự. Thủ tướng Abe đã có một lập trường đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc và sự gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Nhật Bản đã được Trung Quốc "thử nghịệm" bằng thái độ hung hãn của họ.


Toàn cảnh buổi đối thoại quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ ngày 8/11 tại TP HCM. Ảnh: Thuận Thắng/ Báo Tuổi trẻ

Trong khi đó Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, cũng có kế hoạch sang thăm Ấn Độ vào ngày 19 tháng 11 này.

Hợp tác quốc phòng sẽ là nội dung chính của chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán giữa hai nước trong chuyến thăm này. Ấn Độ sẽ hoàn tất việc viện trợ Việt Nam khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD cho công việc mua sắm quốc phòng.

Việt Nam cũng đã hỗ trợ quyết tâm của Ấn Độ trong việc tiếp tục tham gia khai thác dầu khí trên Biển Đông Việt Nam.

Phía Việt Nam cho biết rằng khu vực Ấn Độ đang thăm dò khai thác nằm trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, và kiên quyết chống lại những hành động bặt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Đối với Ấn Độ , việc liên minh với Hà Nội bắt nguồn từ chính sách hướng Đông của New Delhi, nhưng phần lớn là bởi vì Ấn Độ nhận thấy rằng Việt Nam như một đồng minh luôn luôn sẵn sàng phản kháng và cân bằng một cách linh hoạt sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông. Vì vậy, Ấn Độ đang giúp Việt Nam trong quá trình củng cố khả năng phòng thủ của mình. Đây là một động thái quyết đoán mới đáng gi nhận của Ấn Độ. Đó là một sự thay đổi vì trong quá khứ họ chưa làm được những điều tương tự.


Theo Dailymail (16 Nov)

Đăng nhận xét

0 Nhận xét