Tàu ngầm INS Arihant của Hải quân Ấn Độ tại nhà kho của hải quân ở thành phố Visakhapatnam ở miền nam.
Các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam gần đây đều đã chi tiền để mua những mua thêm các loại vũ khí, một dấu hiệu cho thấy nhiều các nước này thấy có rất ít lý do để điều chỉnh những tính toán lâu dài của họ chuẩn bị cho sự va chạm tiềm năng với Trung Quốc.
Việt Nam gần đây vừa nhận được chiếc tàu ngầm thứ ba trong sáu tàu ngầm lớp Kilo mới của Nga, trị giá tổng cộng khoảng 2 tỉ đôla - một bước ngoặt cho một nước chưa từng sở hữu tàu ngầm. Việt Nam cũng đặt mua sáu tàu hộ tống của Nga và đang gia tăng kích cỡ hạm đội chiến đấu cơ phản lực Sukhoi lên 36 chiếc.
Việt Nam cũng sắp sửa nhận được máy bay trinh sát của Mỹ và những hệ thống khác trong bối cảnh Washington và Hà Nội cải thiện quan hệ ngoại giao.
Dù vậy, một quân đội Việt Nam mạnh hơn khó có khả năng ngăn chặn những hành động trong tương lai của Bắc Kinh, theo nhận định của nhiều chuyên gia.
Những nước được trang bị tốt hơn, như Ấn Độ và Nhật Bản, muốn Trung Quốc tôn trọng họ như những nước ngang bằng về mặt quân sự.
Ấn Độ đang xây dựng một quân đoàn mới ở vùng núi để triển khai dọc biên giới dãy Himalaya, và cũng đang thử nghiệm phi đạn đạn đạo với tầm bắn hơn 3.000 km có thể tấn công bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Còn Nhật Bản thì đang thiết lập đơn vị hoạt động thủy bộ đầu tiên của mình để bảo vệ những đảo ở biển Hoa Đông đang tranh chấp với Trung Quốc,và đã bổ sung thêm 42 chiến đấu cơ tàng hình.
Tuy vậy Trung Quốc tiếp tục vượt mặt các nước láng giềng trong việc chi tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm trong hai thập kỷ qua, và Trung Quốc luôn khẳng định hoạt động hiện đại hóa quân sự của mình là bình thường.
Nguồn: Deutsche Welle/WSJ
0 Nhận xét