Tiêm kích thế hệ 5 Nga-Ấn hoàn thành thiết kế

Giám đốc hợp tác quốc tế của công ty liên danh sản xuất máy bay Nga-Ấn cho biết, bản thiết kế tiêm kích thế hệ 5 FGFA đã được hoàn thành.

Thông tin này được đài News Service (Nga) dẫn lời ông Andrey Marshankin - giám đốc liên danh Nga-Ấn cho biết: “Đến nay, chúng tôi và đối tác Ấn Độ đã hoàn thành thiết kế phiên bản xuất khẩu máy bay Sukhoi PAK FA, Ấn Độ gọi là FGFA. Chúng tôi đã có tài liệu và nắm được phạm vi của giai đoạn thiết kế tới, quy mô sản xuất trong tương lai”.

Ông này chi biết thêm, trong khi phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga do một phi công điều khiển thì không quân Ấn Độ lại muốn đó là dòng máy bay chiến đấu do 2 phi công điều khiển.

“Trong điều kiện chiến tranh hiện đại đầy khó khăn thì việc đồng thời điều khiển máy bay và tấn công các mục tiêu của kẻ thù cực kỳ khó khăn. Hiện tại, phía Ấn Độ đề xuất phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của nước này sẽ do 2 phi công điều khiển”, ông cho biết thêm. Trong ảnh: Mô hình tiêm kích FGFA được trưng bày tại một triển lãm.

Có một điều lạ lùng là, trước khi hoàn thành bản thiết kế của dòng tiêm kích FGFA, liên danh Nga-Ấn đã thực hiện chuyến bay thử thành công với nguyên mẫu đầu tiên hồi cuối năm 2014 tại một địa điểm không được công bố.

Trước khi tiêm kích FGFA xuất hiện và thực hiện chuyến bay đầu tiên, Không quân Ấn Độ (IAF) và cơ quan phát triển hàng không Ấn Độ (HAL) đã xuất hiện nhiều bất đồng về chương trình phát triển máy bay thế hệ 5 này. Tuy nhiên, bất chấp ưu điểm của FGFA do Nga quảng bá, IAF vẫn phàn nàn với Bộ Quốc phòng Ấn Độ rằng, máy bay này sẽ không đủ tốt.

Ngày 24/12/2013, tại cuộc gặp ở New Delhi dưới sự chủ trì của Cục trưởng Cục Công nghiệp quốc phòng Gokul Chandra Pati, các quan chức cao cấp của IAF đã không hài lòng về tính năng, thiết kế sơ bộ và cả vấn đề liên quan đến mẫu động cơ AL-41F1 của FGFA.

Đó là còn chưa xét đến khả năng tàng hình hay hệ thống vũ khí mà FGFA sẽ được trang bị. Bên cạnh đó, khả năng hoạt động của hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động Byelka (AESA) trên FGFA cũng là vấn đề lớn. Mặt khác chi phí dành cho phát triển, bảo trì và độ tin cậy của chương trình trình cũng đặt ra câu hỏi lớn cho phía Ấn Độ.

Theo nội dung cuộc gặp được tiết lộ, ba điểm phản đối chính của IAF đối với FGFA là: Người Nga miễn cưỡng chia xẻ thông tin thiết kế quan trọng với Ấn Độ, các động cơ hiện tại của tiêm kích là AL-41F1 là không tương xứng vì chỉ là sự hiện đại hóa động cơ AL-31F của tiêm kích Su-30MKI. Tuy nhiên, Ấn Độ đầu tư 6 tỷ USD vào việc hợp tác phát triển FGFA, “một tỷ lệ lớn của ngân sách mua sắm của IAF sẽ bị phong tỏa”.

Ngày 15/1/2014, IAF đã nối lại cuộc tấn công ở New Delhi, trong cuộc gặp tại Bộ Quốc phòng để đánh giá tiến triển của chương trình FGFA. Một quan chức cao cấp phụ trách mua sắm của IAF đã tuyên bố rằng, động cơ của FGFA là không đủ mạnh, radar không tương xứng, các chi tiết tàng hình của nó được thiết kế kém, tỷ trọng của Ấn Độ trong các công việc quá nhỏ, và giá cả của máy bay sẽ rất đắt tại thời điểm đưa nó vào trang bị.

Các nguồn tin cao cấp tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang nghi ngờ IAF đang tìm cách phá dự án FGFA để có tiền mua sắm 126 tiêm kích Rafale theo chương trình MMRCA (Medium Multi-Role Combat АircraftMMRCA) trị giá ước 18 tỷ USD vốn đang bị cản trở về kinh phí do hạn chế về ngân sách.

Tháng 10/2012, Tư lệnh IAF, nguyên soái không quân N.А.K. Brown nói rằng, IAF sẽ chỉ mua 144 chiếc FGFA thay vì 214 chiếc như dự kiến ban đầu. Sau khi cắt giảm số lượng máy bay mua sắm, nay IAF lại đặt ra câu hỏi về chính tính hữu ích của dự án chung FGFA với Nga.

Bộ Quốc phòng đã phản đối những chỉ trích của IAF đối với FGFA. Trong khi đó, các quan chức Nga tuyên bố rằng, các động cơ AL-41F1 của các mẫu chế thử T-50 chỉ là giải pháp tạm thời để tiến hành chương trình bay thử. Nga đang phát triển động cơ mới làm động cơ chính cho FGFA và PAK FA. Chương trình FGFA bao gồm cả việc hợp tác phát triển một radar mạnh hơn nhiều radar hiện dùng trên các mẫu chế thử T-50 hiện nay.

áo Đất Việt

Đăng nhận xét

0 Nhận xét