Tranh cãi về khả năng đối phó TQ của Hải quân VN

Bài phân tích của Giáo sư Carl Thayer về khả năng chống tiếp cận (A2/AD) của Việt Nam có đáng tin cậy hay không ?

Ngày 29/9 giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc có bài phân tích trên The Diplomat về khả năng chống can thiệp của đối thủ trên Biển Đông mà Việt Nam đang xây dựng sau chương trình hiện đại hóa quốc phòng của mình.

Dẫn bình luận của Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh đã nghỉ hưu James Goldrick, việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga cho thấy người Việt đang cố gắng làm một cái gì đó rất nhanh chóng mà không có lực lượng hải quân nào thành công trên quy mô tương tự với xuất phát điểm hạn chế như vậy.

Câu trả lời cho câu hỏi có hay không khả năng Việt Nam có thể sử dụng tốt lực lượng tàu ngầm này và tạo ra khả năng răn đe, ngăn chặn đang tin cậy trên Biển Đông đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn với những đánh giá của các chuyên gia, các nhà quan sát về hoạt động của lực lượng tàu ngầm đang tiến hành tuần tra dọc bờ biển Việt Nam.

Ngoài ra, lực lượng bộ đội tàu ngầm Việt Nam đang trải qua chương trình đào tạo theo học thuyết chiến tranh và chiến thuật tàu ngầm tại Trung tâm Tàu ngầm Ấn Độ INS. Quan điểm của các nhà phân tích quốc phòng về khả năng chống can thiệp hiệu quả của Việt Nam trên Biển Đông, chống lại các hành động bành trướng của Trung Quốc đã dần thay đổi từ chỗ hoài nghi đến lạc quan.

Những dấu hỏi hoài nghi về năng lực của Hải quân Việt Nam ngăn chặn xâm nhập trên Biển Đông và lời giải đáp

Zachary Abuza, một nhà khoa học chính trị tại đại học Simmons ở Boston đã có 2 bài viết về vấn đề này đăng tải trên trang Cogit Asia và blog của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) có những đánh giá tiêu cực về khả năng quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam.

Trong bài viết đầu tiên, Abuza khẳng định rằng sức mạnh cốt lõi của Hải quân Việt Nam bao gồm 11 tàu ngầm lão hóa từ thời Liên Xô và 5 tàu khu trục trang bị vũ khí lỗi thời. Không có gì mới. Cũng không có gì vừa được nâng cấp. Ông dánh giá, sẽ mất nhiều năm để Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cũng như phát triển các học thuyết và chiến thuật mới sử dụng công nghệ này. Abuza kết luận, vũ khí tốt nhất của Việt Nam ở Biển Đông vẫn là ngoại giao và luật pháp quốc tế.

Giáo sư Carl Thayer bình luận, Abuza đã nhầm lẫn về hệ thống vũ khí của Hải quân Việt Nam, bao gồm 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Tarantul V hoặc Molniya và một tàu hộ tống lớp BPS - 500 thời Liên Xô, trong đó chiếc BPS - 500 vừa mới được nâng cấp đáng kể năm 2013.

Ngoài ra Abuza đã nhầm lẫn rằng Việt Nam đã mua 6 tàu khu trục từ Ấn Độ. Thực tế Việt Nam không mua tàu khu trục nào của Hải quân Ấn Độ, mặc dù gần đây New Delhi đã cung cấp cho Việt Nam gói tín dụng 100 triệu USD để mua sắm tàu tuần tra biển, nhưng giao dịch vẫn chưa hoàn thành.

Khi đội hình 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Molniya, tàu hộ tống BPS-500 được tăng cường thêm 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàng hình lớp Gepard 3.9 (được trang bị tên lưa chống hạm 3M24 Uran) và 2 tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan với trang bị tên lửa chống hạm Exocet 6 cùng 6 tàu tấn công nhanh lướp Svetlyak mang tên lửa chống hạm, lực lượng mặt nước của Hải quân Việt Nam đã xuất hiện với sự vượt trội đáng kể.

Trong bài viết thứ 2 của mình, Abuza thừa nhận rằng Việt Nam đã nâng cấp đáng kể đội tàu từ thời Liên Xô với việc mua lại tàu khu trục lớp Gepard của Nga và tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan. Tuy nhiên Abuza bác bỏ khả năng lực lượng này có thể hình thành lực cản đáng tin cậy trong so sánh tương quan lực lượng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Abuza lập luận rằng để có năng lực ngăn chặn đáng tin cậy phải đáp ứng 4 tiêu chí: Đáng tin cậy, hợp tỷ lệ, truyền đạt rõ ràng và nhắm vào những mục tiêu giá trị của đối phương. Abuza đánh giá tích cực đối với 2 tiêu chí đầu tiên, 1 kết quả trung bình cho tiêu chí thứ 3 và số 0 cho tiêu chí thứ 4.

Học giả này cho rằng lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc vì Bắc Kinh có thể sẵn sàng hy sinh một vài chiến hạm mặt nước để ưu tiên chiếm thế thượng phong. Ngoài ra, khả năng ngăn chặn bất đối xứng của Việt Nam không đáng tin cậy trước các hoạt động bán quân sự của phía Trung Quốc.

Đối với khẳng định thứ 2 của Abuza, theo Carl Thayer thì ngoài Nhật Bản, chưa có lực lượng hải quân nào trong khu vực phát triển được rào cản đối với hoạt động (bất hợp pháp) của hải cảnh Trung Quốc.

Đối với tiêu chí thứ 4, Abuza kết luận rằng Việt Nam không đủ khả năng gây thiệt hại cho Trung Quốc vì người Việt không thể chống lại một cuộc xung đột kéo dài với láng giềng lớn xác kể cả về kinh tế lẫn quân sự. Và đó là lỗ hổng lớn trong khả năng răn đe của Việt Nam. Ngoài ra quân đội Trung Quốc có thể phản ứng bằng thủ đoạn leo thang theo những cách "đe dọa đến hoạt động của bộ máy nhà nước của Việt Nam".

Trung Quốc phải tự lượng sức mình trước khi có ý định xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam

Tuy nhiên các nhà phân tích khác lưu ý rằng, chiến lược răn đe của Việt Nam không được thiết kế để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột kéo dài. Thay vào đó nó nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc từ khi có nguy cơ xung đột bằng cách buộc hải quân Trung Quốc phải tiên lượng được rủi ro nếu can thiệp quá sâu vào việc hỗ trợ hoạt động (phi pháp) của lực lượng tàu dân sự - công vụ.


Trung Quốc không ngừng nhòm ngó và bành trướng trên Biển Đông, xâm phạm các vùng biển của Việt Nam gây căng thẳng trong khu vực. Hình minh họa.

Lyle Goldstein, một giáo sư tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã tham khảo đánh giá của giới học giả Trung Quốc về năng lực quân sự Việt Nam đã nhấn mạnh, các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam và họ có một sự tôn trọng rộng rãi đối với quân đội Việt Nam nói chung, bao gồm cả lực lượng Không quân.

Goldstein cho biết, các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể tung ra những đòn đánh chết người với một hoặc hai quả ngư lôi hay tên lửa hành trình chống hạm. Trương Bảo Huy, một chuyên gia về an ninh từ đại học Kỵ Nam, Hồng Kông đồng tình với nhận xét này. Ông Huy cho biết các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc đang lo ngại về lực lượng tàu ngầm của Việt Nam. "Về mặt lý thuyết, người Việt đang ở đúng thời điểm họ có thể đưa chúng vào sử dụng trong chiến đấu", ông Huy nhận xét.

Tuy nhiên Goldstein cho biết, các nhà phân tích Trung Quốc đã xác định 2 điểm yếu quan trọng trong chiến lược quân sự của Việt Nam: Thiếu kinh nghiệm vận hành sử dụng hệ thống vũ khí phức tạp và thiếu khả năng giám sát, xác định mục tiêu và kiểm soát thế trận. Điều này khiến giới chức quốc phòng Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào với người Việt.

Goldstein đi đến kết luận, chiến lược tốt nhất cho Việt Nam đối với Trung Quốc là hy vọng có đủ lực lượng để ngăn chặn, đồng thời theo đuổi chính sách giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao. Các học giả khác như Gary Li, Brian Benedictus, Robert Farley, Collin Koh và Siemon Wezeman thì đưa ra những đánh giá lạc quan thận trọng với chiến lược chống can thiệp của Việt Nam.

Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho thế trận phòng thủ, tấn công

Gary Li, một chuyên gia an ninh hàng hải IHS ở Bắc Kinh ngay từ 1 năm trước đã ghi nhận rằng, lợi thế vị trí địa lý và hoạt động tăng cường năng lực cho Hải quân của Việt Nam đã trở thành "bộ sưu tập" ven bờ. Trong đó Gary Li lưu ý đển lực lượng pháo binh, tên lửa ven biển của Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hải quân.

Trong một đánh giá mới đây, Gary Li một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý mà Việt Nam thừa hưởng trong tương quan với Trung Quốc. Việt Nam đang kiểm soát số lượng các đảo lớn nhất và nhiều nhất ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong khi Trung Quốc phải cơ động 1 khoảng cách rất lớn để tới vùng biển này. Lực lượng tàu hộ tống, tàu ngầm trang bị tên lửa của Việt Nam có thể tấn công và rút vào trú ẩn theo ý muốn, trong khi hạm đội của Trung Quốc ít nhiều cũng sẽ bị tổn thất.

Đồng thời, lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng phá vỡ trận địa tàu ngầm đối phương trong một cuộc xung đột quân sự theo nhiều cách khác nhau. Benedictus cũng đồn ý với nhận xét của Gary Li về tầm quan trọng của các yếu tố địa lý.

Việt Nam ở gần Trường Sa hơn nhiều so với khoảng cách từ đảo Hải Nam, Trung Quốc. Đáng lo ngại cho Bắc Kinh khi những con tàu của họ dễ dàng trở thành con mồi cho các tàu ngầm nếu xung đột xảy ra. Triển vọng Việt Nam một ngày nào đó có khả năng tấn công tích hợp bằng hạm đội tàu ngầm sẽ là một mối quan tâm nghiêm trọng.

Robert Farley đã củng cố những lập luận của Gary Li và Benedictus trong bài viết về 5 loại vũ khí Việt Nam mà Trung Quốc cần chú ý. Ông liệt kê ra chiến đấu cơ Sukhoi, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa S-300 và vị trí địa lý đặc biệt.

Tên lửa hành trình P-800 Onyx có thể được phóng từ máy bay, chiến hạm mặt nước, tàu ngầm và kể cả bệ phóng trên đất liền ven biển. Những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng, bất ngờ và áp đảo so với hệ thống phòng không của hải quân Trung Quốc.

S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tinh vi nhất trên thế giới, theo Farley nó có thể theo dõi hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm, được sử dụng kết hợp với lực lượng Không quân Việt Nam sẽ khiến cho đối phương gặp nhiều khó khăn. Hệ thống S-300 có thể được sử dụng để bảo vệ vịnh Cam Ranh và các căn cứ hải quân quan trọng khác.

Và cuối cùng Farley lưu ý là lợi thế không gian, địa hình của Việt Nam có thể giúp ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh trên mặt đất. Cả Farley, Gary Li và Benedictus đều có chung kết luận, Việt Nam không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc, đặc biệt là những cuộc chiến tranh có thể hủy diệt các vũ khí đắt tiền. Tuy nhiên, Bắc Kinh cần phải hiểu rằng quân đội Việt Nam được xây dựng để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc, các học giả này nhận định.

Collin Koh từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng Việt Nam sẽ sử dụng tàu ngầm của mình trong các hoạt động ngăn chặn xâm nhập ngoài khơi bờ biển của mình và quần đảo Trường Sa một khi lực lượng được biên chế đầy đủ.

Siemon Wezeman từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng người Việt đã thay đổi toàn bộ kịch bản, Việt Nam có tàu ngầm, có thủy thủ và xuất hiện với kinh nghiệm sẽ được phát triển từ thời điểm này. Từ quan điểm giả định của Trung Quốc, khả năng ngăn chặn của Việt Nam là rất thực tế.

Ông Carl Thayer kết luận, khi tất cả các vũ khí hiện tại và tương lai Việt Nam trang bị được đưa vào biên chế, rõ ràng Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng để phát triển khả năng mạnh mẽ chống lại sự can thiệp trên biển từ một thế lực đối địch. Điều này đã tạo ra sự phát triển của chiến lược chống can thiệp tích hợp hệ thống pháo và tên lửa trên bờ, chiến đấu cơ đa năng Sukhoi, tàu hộ tống và tàu khu trục mang tên lửa cùng lực lượng tàu ngầm Kilo.

Hệ thống vũ khí của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc phải cực kì tốn kém nếu họ (manh động) tiến hành các hoạt động (bất hợp pháp, xâm phạm) trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt là phía Đông Bắc Đà Nẵng và bờ biển phía Nam.

Mục đích của chiến lược chống can thiệp mà Việt Nam thiết kế theo giáo sư Carl Thayer là nhằm ngăn chặn Trung Quốc triển khai tàu chiến (bất hợp pháp), chẳng hạn như hỗ trợ các tàu dân sự, công vụ hoạt động (trái phép) trong vùng biển Việt Nam hay phong tỏa các đảo Việt Nam đang chốt giữ trên Biển Đông.

Nguồn: The Diplomat, GDVN, Người đưa tin,...

Đăng nhận xét

0 Nhận xét