Sức mạnh của tên lửa Tomahawk



Các tên lửa Tomahawk của Mỹ có độ chính xác cao đến mức có thể đánh trúng không chỉ các tòa nhà mà cả những ô cửa sổ cụ thể. Chúng có thể sẽ được phóng đi từ tàu ngầm hoặc tàu chiến

Tên lửa Tomahawk được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" bởi thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn tuyên chiến với một quốc gia hoặc phát động tấn công nhằm thay đổi chế độ ở một quốc gia nào đó. Trong các cuộc chiến gần đây nhằm vào Iraq, Afghanistan hay Libya, trước tiên Mỹ bao giờ cũng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk từ các tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử cách xa hàng nghìn km.

Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí cách mạng tạo ra bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Nếu trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện thì nay với Tomahawk luật chơi đã thay đổi. Chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường, nhấn nút phóng tên lửa Tomahawk có thể bắn lọt qua cửa sổ một tòa nhà mục tiêu.

Tên lửa được phân chia thành 6 khoang: khoang thứ nhất - thiết bị của hệ thống điều khiển tên lửa và dẫn đường mục tiêu, khoang thứ 2 - đầu đạn với bộ phận khóa an toàn và bộ phận kích nổ đạn. Khoang thứ 3 - thùng nhiên liệu thứ nhất, khoang thứ 4 - đường dẫn động bộ phận mở cánh, thùng nhiên liệu thứ 2 và thứ 3 (thể tích toàn bộ các thùng nhiên liệu là 600 kg). Khoang thứ 5: đầu hút không khí và pin nhiệt điện, khoang thứ 6: động cơ hành trình và các đường dẫn động cánh ổn định và cánh lái đuôi tên lửa. Kết nối với khoang này là động cơ tăng tốc tên lửa nhiên liệu rắn Atlantic Research Mk 106 có lực đẩy là 26,7 kN (6000 pound) và thời gian hoạt động là 12 giây.

BGM-109 Тomahawk là tên lửa hành trình có cánh được phóng từ các phương tiện trên biển, trên không và trên mặt đất. Tên lửa được thiết kế theo mẫu máy bay cánh đơn – thân tên lửa là ống trụ tròn, hai cánh chính có thể gấp lại và được lắp ở trọng tâm tên lửa và bốn cánh ổn định đuôi hình chữ thập. Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng radio. Để giảm độ phản xạ hiệu dụng, trên thân tên lửa, cánh tên lửa và bộ cánh ổn định đuôi được sơn phủ bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radar.

Trong tên lửa được lắp đặt động cơ phản lực cánh quạt đẩy turbofan kích thước nhỏ có khối lượng là 58 kg, chiều dài 0,94 m, đường kính 0,305 m DTRD Williams F107 — WR-400 2,7 kN (272 kg). Hệ thống điều khiển và tự dẫn tên lửa hành trình là một tổ hợp 3 hệ thống thứ cấp xếp lần lượt, để hệ thống thứ cấp tiếp theo sửa lỗi của hệ thống trước.

Tầm bắn của Tomhawk từ 1.300-2.500 km tùy biến thể, có thể nhắm trúng các mục tiêu cố định hoặc bán cố định với bán kính lệch mục tiêu chỉ 3-5 m. Tên lửa được trang bị đầu đạn thuốc nổ nặng 450 kg đủ sức công phá mọi công sự phòng ngự kiên cố nhất (hoặc có thể lắp đầu đạn hạt nhân khi cần). Tomahawk có thể tấn công mục tiêu theo kiểu bổ nhào từ trên cao xuống, tấn công từ bên hông hoặc nổ từ trên cao tạo xung lực phá hủy các mục tiêu trên mặt đất với bán kính rất lớn.

Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu. Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.

Hệ thống thứ nhất: Hệ thống dẫn đường quán tính, hoạt động trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của quỹ đạo đường bay tên lửa TAINS có khối lượng 11 kg. Hệ thống bao gồm máy tính điện tử, hệ thống hạ tầng quán tính và thiết bị đo độ cao bằng áp suất khí quyển. Hệ thống hạ tầng quán tính dạng Strapdown INS bao gồm 3 con quay tự do đo tốc độ góc và 3 bộ gia tốc kế. Hệ thống duy trì khả năng dẫn đường với độ sai lệch không quá 1 m trên 1 km đường bay.

Hệ thống thứ 2: Hệ thống so sánh tương quan hình thể địa hình theo mặt cắt thẳng đứng của công ty McDonnell Douglas AN/DPW-23 TERCOM, hệ thống hoạt động ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của quỹ đạo bay tên lửa. Hệ thống bao gồm máy tính điện tử, thiết bị radar đo độ cao. Trong máy tính điện tử trên ổ cứng lưu trữ các mảnh bản đồ kỹ thuật số địa bàn, nơi tên lửa sẽ bay qua. Độ rộng của tia radar khoảng từ 13 – 15 độ ( tần số 4 – 8 GHz). Nguyên tắc làm việc của hệ thống được dựa trên cơ sở so sánh địa hình của khu vực, nơi đang có mặt tên lửa hành trình tham chiếu với các mảnh bản đồ mẫu mẫu tiêu chuẩn trên quỹ đạo tên lửa bay.

Xác định địa hình chuẩn được thực hiện bằng các thông số của chùm tia quét radio và thiết bị đô độ cao áp suất khí quyển. Thiết bị đầu tiên đo khoảng cách từ tên lửa đến mặt đất (độ cao thực), thiết bị thứ hai đo độ cao bay với mặt biển. Thông tin địa hình được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, phần mềm sẽ so sánh với những thông số thực tế thu được từ địa hình thực. Máy tính sẽ đưa ra các thông số để điều chỉnh hệ thống dẫn đường quán tính. Toàn bộ quỹ đạo đường bay của tên lửa trên đất liền được chia ra làm 64 ô điều chỉnh với chiều dài đến 8 km và chiều rộng từ 2 đến 48 km.

Hệ thống thứ 3: Hệ thống so sánh điện tử - quang học AN/DXQ-1 DSMAC, hệ thống cho phép tên lửa đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch – 10 m. Hệ thống sử dụng ảnh kỹ thuật số trên nền tảng quang ảnh và ảnh hồng ngoại, những bức ảnh kỹ thuật số này được chụp liên tiếp trên quỹ đạo đường bay của tên lửa. Hệ thống DSMAC bắt đầu làm việc ở giai đoạn cuối của quỹ đạo tên lửa, sau khi hệ thống TERCOM. Camera sẽ tiến hành rà quét khu vực mục tiêu, các hình ảnh thu được được đưa vào máy tính điện tử, phần mềm máy tính sẽ so sánh với các chuẩn khu vực mục tiêu, được lưu trữ trong ổ cứng. Các sai lệnh sẽ được chuyển thành lệnh sang hệ thống điều khiển hiệu chỉnh lại quỹ đạo bay của tên lửa.

Hệ thống định vị vệ tinh GPS: cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay. Sự ưu việt của tên lửa Tomahawk còn ở chỗ nó có thể cập nhật thông tin về mục tiêu từ nhiều phương tiện giám sát khác nhau (từ máy bay, UAV, vệ tinh, bộ binh, xe tăng, tàu chiến…). Điều này là biểu hiện thực tế của học thuyết “mạng lưới trung tâm chiến tranh”, một ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến được Mỹ khởi xướng vào những năm 1990.

Khi tiếp cận không gian phòng ngự của đối phương, tên lửa sẽ hạ xuống độ cao rất thấp, từ 30 m đến 130 m, với khả năng tàng hình (công nghệ stealth), tên lửa có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện đại nhất. Khi khoảng cách đến mục tiêu còn khoảng 50 hải lý (80,5 km) tên lửa sẽ hạ độ cao xuống còn 15 m so với địa hình và tăng tốc độ lên đến 1,2 Mach để tấn công mục tiêu, các phương thức tấn công mục tiêu theo sự lựa chọn của yêu cầu nhiệm vụ, tính chất mục tiêu và khả năng bảo vệ.

Do đặc điểm tên lửa được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đối tượng tác chiến chính là Lực lượng Hải quân Liên Xô, do đó, tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân. Sau này, tên lửa Tomahawk đã có nhiều biến thể đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của chiến tranh và xung đột khu vực. Tên lửa Tomahawk được sử dụng trên nhiều phương tiện mang khác nhau, và có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau trên biển, trên đất liền. Chẳng hạn, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio chuyển đổi mang tới 154 quả tên lửa Tomahawk, đủ để bất kỳ quốc gia nào muốn thách thức Mỹ phải lo ngại khi chiến hạm này lại gần.

BGM-109 Tomahawk
Tomahawk Block IV cruise missile -crop.jpg
BGM-109 Tomahawk
LoạiTầm xa, mọi thời tiết, tên lửa hành trình cận âm
Nguồn gốc Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Trang bị1983-present
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuất
Giá thànhKhoảng $756,000 năm 2011
Thông số kỹ chiến thuật
Khối lượng2.900 lb (1.300 kg)
Chiều dàiKhông có bộ phận phóng: 18 ft 3 in (5,6 m)

With booster: 20 ft 6 in (6,2 m)

Đường kính20,4 in (0,52 m)

Đầu nổQuy ước: 1.000 lb (450 kg) Bullpup, hoặc bom chùm BLU-97/B, hay đầu đạn hạt nhân W80 200 kt (840 Tj)
Cơ cấu nổFMU-148 từ TLAM Block III, hay một số cách khác

Động cơ
Sải cánh8 ft 9 in (2,7 m)
Tầm hoạt động1.350 hải lý (2.500 km)
Tốc độCận âm khoảng 550 mph (880 km/h)
Hệ thống điều khiểnGPS, TERCOM, DSMAC
Cơ cấu phóngỐng phóng tên lửa thẳng đứngống ngư lôi ngang của tàu ngầm


Nguồn: Tiền Phong, Wikipedia, YouTube

Đăng nhận xét

0 Nhận xét